Thép là một trong những vật liệu xây dựng quan trọng hàng đầu. Đi cùng với quá trình phát triển đất nước thì sự tăng trưởng của ngành thép đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế. Vậy giá thép có thay đổi như nào từ những năm thập niên 90 đến nay?
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20. Mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến năm 1975 mới có mẻ thép đầu tiên ra đời tại công ty gang thép Thái Nguyên. Trong giai đoạn từ 1975 đến 1990 là giai đoạn ngành thép Việt Nam phát triển rất chậm.
– Theo vneconomy.vn từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn và phát triển của ngành. Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép với sự ra đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép là: liên doanh thép Việt Nhật (Vinakyoei), Việt Úc
(Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore (Natsteel). Tổng công suất hoạt động khoảng
840.000 tấn/năm.
– Trong giai đoạn từ 2002 – 2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài được thành lập. Cùng với đó ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm.
– Vào ngày 04 tháng 09 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Trong đó mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ.
– Các dự án đầu tư vào ngành thép hiện đang triển khai bắt đầu cho ra sản phẩm từ cuối năm
2009 đến 2012. Vì vậy từ năm 2013 nguồn cung thép trên thị trường sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ, cơ cấu ngành sẽ không bị mất cân đối, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt với giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước với nhau và cạnh tranh với các loại thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.
– Trong chiến lược quy hoạch ngành thép Việt Nam 2007-2015, chính phủ rất chú trọng tới việc
phát triển ngành thép theo hướng sản xuất thép từ quặng đầu nguồn. Cùng với đó tăng tính khép kín trong quy trình sản xuất thép và nâng cao chất lượng thép, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu từ nước
ngoài.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang tiến hành triển khai thăm dò và khai thác quặng tại các
mỏ sắt ở miền Bắc, miền Trung hoặc tìm kiếm nguồn quặng từ nước Lào, Campuchia để làm
nguyên liệu sản xuất thép.
– Với nhu cầu tiêu thụ thép Việt Nam ngày một tăng cao.
Mức dự kiến tiêu thụ hàng năm:
- Năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn
- Năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn
- Năm 2020 đạt khoảng 20-21 triệu tấn
- Năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn
Cùng với đó quy hoạch các dự án đầu tư cũng được xem xét với 3 dự án đầu tư lớn là:
- Dự án liên hợp thép Hà Tĩnh công suất dự kiến 4,5 triệu tấn
- Dự án Liên hợp thép Dung Quất công suất dự kiến 5 triệu tấn
- Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng công suất 2 triệu tấn liên doanh với tập đoàn ESSAR.
Ở những năm gần đây, sự đóng băng của thị trường bất động sản kéo dài hàng chục năm, cùng với những tác động khác là những nguyên nhân khiến thị trường thép xây dựng trong nhiều năm trở lại đây không mấy khởi sắc. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2021, giá thép xây dựng có sự gia tăng mạnh mẽ, hòa nhịp vào sự sôi động của thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, trong năm 2020 giữa những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, hầu hết các ngành kinh tế đều bị tổn thất, ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Trên cả nước, tiến độ triển khai thi công của nhiều công trình và các dự án lớn phải ngưng trệ và không diễn ra không theo kế hoạch dự kiến. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thị trường thép xây dựng giảm mạnh, giá giậm chân tại chỗ và tiêu thụ thiếu ổn định.
Nhưng ngay sau tết nguyên đán Tân Sửu 2021 dù dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng nhờ chính sách mới của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các công trình, dự án xây dựng hoạt động tốt. Nhờ vậy giá thép xây dựng bắt đầu tăng mạnh, và cường độ tăng ngày càng cao, nhất là trong những ngày gần đây đang tăng mạnh mẽ.
Tính ở thời điểm hiện tại, giá thép đang ở mức cao hơn thời điểm đầu năm khoảng 27%, cụ thể giá bán lẻ tại một số đại lý đang áp dụng có mức bình quân trên 17 triệu đồng/tấn.
Thép không chỉ là vật liệu xây dựng mà được coi là lương thực của các ngành công nghiệp nặng. Vì vậy ngành thép luôn được Nhà nước xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát
triển. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ về giá thép từ những ngày đầu thành lập đến hiện nay.
Nguồn tham khảo :
vneconomy
vnsteel.vn- Tổng Công Ty Thép Việt Nam
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828