Đền Trấn Vũ là một trong những ngôi đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ở Hà Nội. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa tâm linh của Thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đền vẫn được bảo tồn, tôn tạo và luôn là điểm sáng về tâm linh dân cư quanh vùng và của du khách thập phương. Cùng tìm hiểu kiến trúc xây dựng đền Trấn Vũ có gì đặc biệt?
Đôi nét về đến Trấn Vũ
Đền Trấn Vũ hay còn gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán, đền có tên chữ là Trấn Vũ quán. Đền nằm ngay sát phía trong đê sông Hồng, thuộc xóm Đìa, thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm. nay thuộc tổ 5, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Đền được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1496). Trải qua hàng trăm năm đền được sửa chữa nhiều lần, đến nay còn giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của thời nhà Nguyễn.
Về kiến trúc xây dựng đền Trấn Vũ được xây trên thế đất Quy Xà hội tụ và có hướng nhìn về phía Bắc. Trên đồng có gò đất nổi lên giống hình Rùa. Sau đền và chùa là đê sông Hồng, giống như hình Rắn. Theo truyền thuyết, Thần Trấn Vũ đã thu phục được yêu Rắn và yêu Rùa và thu về dưới trướng của mình. Vì thế, hình tượng Trấn Vũ thường có kèm hình Rắn quấn trên thanh kiếm Thất Tinh chống trên lưng Rùa.
Theo quan niệm của Đạo giáo, thần Huyền Thiên Trấn Vũ có nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc. Người xưa cho rằng trấn phía Đông có Thần Thanh Long tượng trưng cho mùa Xuân. Phía Nam có Thần Chu Tước tượng trưng cho mùa Hạ. Phía Tây có Thần Bạch Hổ tượng trưng cho mùa Thu. Phía Bắc là Thần Huyền Thiên tượng trưng cho mùa Đông.
Kiến trúc đền Trấn Vũ có gì đặc biệt?
Đền Trấn Vũ gồm 3 tòa kiến trúc chính bao gồm: Đại bái, Trung cung và Hậu cung. Hai tòa trước đều có 5 gian, dưới dạng tường hồi bít đốc, chung một máng nước. Khách thập phương khi bước vào ngôi đền có cảm giác hai tòa nhà hợp thành một không gian thống nhất.
Trên mái đền, có đắp trang trí hình tượng rồng chầu mặt trời tại vị trí bờ nóc. Trên đỉnh bờ nóc phía hai đầu đốc được gắn hai đầu kìm. Theo kiến trúc truyền thống thì các con vật được gắn với hệ mái, thường được coi là những linh vật gắn với tầng trời. Mang ý nghĩa làm chủ nguồn nước, đem lại mưa thuận gió hòa cho nhân loại, muôn loài phát sinh, phát triển.
Đặc điểm riêng của từng tòa kiến trúc
Đại bái được xây dựng có khoảng hiên rộng và nối với sân bằng bậc tam cấp. Các cột hiên bằng đá xanh, thiết diện vuông, 3 mặt chạm hoa lá cách điệu, mặt trước khắc câu đối nói về phong thủy và ca ngợi công lao của đức thánh Trấn Vũ. Gian giữa tòa đại bái có bốn cột lớn hợp với bộ vì theo kiểu giá chiêng. Phía trên cột cái là ba khoảng hoành, phía dưới cột là bốn khoảng hoành. Dưới xà của mái có một chiếc kẻ dài. Thân kẻ chạm trổ hoa lá cách điệu, có điểm chữ Thọ ở mặt đầu. Đây là hình thức trang trí xuất hiện trong kiến trúc từ thế kỷ XIX trở về sau.
Kiến trúc xây dựng đền Trấn Vũ tòa trung cung về cơ bản giống như tòa đại bái. Cấu trúc chung vẫn giữ được nhiều nét chạm trổ của kiến trúc gốc từ thế kỷ XIX.
Hậu cung là nơi linh thiêng đặt tượng thờ thần Trấn Vũ. Trung cung và Hậu cung được nối với nhau bằng một hệ mái tại vị trí gian thờ. Hệ mái này được xây dựng theo kiểu phương đình, hai tầng tám mái, nhưng chủ yếu các cấu kiện chỉ được bào trơn đóng bén.
Trải qua nhiều thế kỷ, kiến trúc xây dựng đền Trấn Vũ vẫn giữ được những nét độc đáo ban đầu. Đây một trong những điểm du lịch tâm linh của Hà Nội thu hút du khách thập phương.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828