Kinh thành Huế nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Thế giới. Nơi đây là kinh thành đóng đô của vua các triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến năm 1945. Cung đình Huế là một công trình đồ sộ, nơi gìn giữ giá trị nghệ thuật và kiến trúc độc đáo. Cùng bài viết tìm hiểu và khám phá chi tiết hơn về nghệ thuật kiến trúc tại đây.
Kinh thành hay Phòng thành Huế
Vua Gia Long là người có sáng tạo lên ý tưởng và thiết kế quy hoạch công trình này ngày từ khi đăng quang. Vào năm 1802, vua Gia Long cho khởi công xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm thành. Nhưng tới tận năm 1805 Kinh thành mới được xây dựng với quy mô diện tích 520ha. Dự theo kiểu kiến trúc Pháp phòng ngự Vauban, phòng thành Huế có những đường dích dắc, gồm hệ thống lũy, pháo đài và giác bảo, đoạn thành nối, phản pháo, tường bắn, phòng lô và hào, thành giai… Khi xây dựng 8 làng phải dời đi và hai đoạn nhánh Sông Hương đã phải bị lấp. Vòng thành gồm có 10 cửa lớn đường bộ và hai đường thuỷ và kỳ đài cao 6,6m, rộng 21m được xây kiên cố, bên ngoài có dãy hào sâu gọi là Hộ Thành Hà.
Những công trình kiến trúc trong kinh thành gồm có lục bộ, nha viện, quốc tử giám, quốc sử quán và quần thể hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên giám, Trần Bình đài, Tàng Thơ lâu, Kỳ đài… Được kế thừa tinh hoa kiến trúc thời Lý, Trần, Lê và mỹ thuật Trung Hoa, Cham pa và cả những kỹ thuật hiện đại của các kiến trúc sư Pháp nhưng theo phương châm cơ bản của vua Gia Long và các nghệ nhân ba miền chỉ tiếp thu có chọn lọc để kiến trúc cung đình Huế hài hòa với tâm hồn người Việt, với tâm lý bản địa đem lại những giá trị đặc trưng mang bản sắc kiến trúc Huế.
Kiến trúc Hoàng thành Huế
Hoàng thành là công trình kiến trúc mang đậm nét nghệ thuật từ cung đình triều Nguyễn. Đây là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế mang chức năng bảo vệ cung điện lăng tẩm quan trọng. Vòng Hoàng thành được kết cấu bằng gạch và có mặt bằng vuông khoảng 600m, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ và cửa để ra vào, cửa phía Nam là Ngọ Môn.
Bên trong được thiết kế hài hòa với thiên nhiên gồm các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, hòn non bộ và các loại cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm góp phần thanh thoát cho Hoàng thành Huế.
Hoàng thành Huế được bố trí trên một trục đối xứng, phần trung tâm chỉ dành riêng cho vua. Ở hai bên được phân bố chặt chẽ kết nối theo từng khu vực và tuân thủ các nguyên tắc thiết kế nghiêm ngặt. Các công trình trong Hoàng thành đều được xây dựng theo kiến trúc “trùng lương trùng thiềm”. Các cột được sơn thếp vàng theo nghệ thuật long – vân (rồng – mây). Thiết kế nội thất được trang trí theo phong cách “nhất thi nhất họa” và những mảng gỗ được khắc công phu tinh xảo, khiến Hoàng thành Huế trở lên nổi bật ấn tượng.
Kiến trúc Tử Cấm thành Huế
Tử Cấm thành Huế đây là vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Là nơi cung cấm sâu nhất được bảo vệ rất nghiêm ngặt chỉ dành riêng cho vua và hoàng thất.
Hệ thống kiến trúc được bố trí xây dựng chặt chẽ và đăng đối, với hơn 50 công trình theo chức năng khác nhau. Điện Cần Chánh là nơi làm việc và thiết triều của vua, đặt giữa là ngai vua. Hai bên là Tả Vu, Hữu Vu nơi các quan đứng đợi, chỉnh đốn sắc phục trước khi thiết triều.
Điện Càn Thành trong Tử Cấm thành chính là nơi ở của vua phía trước có khoảng sân rộng, ao sen… Cung Khôn Thái là nơi Hoàng Quý Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung sinh hoạt.
Ngoài ra có nhiều cung điện khác, lầu phục vụ ăn uống, sức khỏe và giải trí của hoàng gia như: Duyệt Thị Ðường, Thượng Thiện, Thái Bình Lâu và một số cung cung điện lăng tẩm khác dành cho tín ngưỡng tâm linh. Nơi đây luôn có những bí mật Tử Cấm thành Huế thì luôn có sức hút đặc biệt hấp dẫn với giới nghiên cứu.
Là di sản văn hóa thế giới, kiến trúc của Cung Đình Huế thực sự là một bức tranh nghệ thuật độc đáo được kết hợp hài hòa từ nhiều nền kiến trúc và các yếu tố tâm linh lịch sử khác nhau. Nơi đây chính là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá lịch sử dân tộc Việt Nam.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828