Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với mỗi thời kỳ kiến trúc Việt Nam đều có những đặc điểm riêng. Với từng thời kỳ, với từng nền văn hóa khác nhau và đều mang đậm bản sắc dân tộc. Vậy sự phát triển của kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ có sự thay đổi như nào?
- Kiến trúc cổ
Kiến trúc Việt Nam có sự phát triển và thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau. Kiến trúc sơ khai của Việt Nam được bắt nguồn từ triều đại vua Hùng. Vào thời điểm đó, gỗ được sử dụng để xây nhà nhằm bảo vệ con người khỏi động vật hoang dã vì vậy ngày xưa ngôi nhà sẽ được thiết kế theo hai hình dạng: một là hình dạng chiếc thuyền và một là hình dạng mai rùa.
- Thời nhà Lý
Vào thế kỷ 11, nhà Lý đã mở ra kỷ nguyên mới cho kiến trúc Việt Nam. Kiến trúc nhà Lý được chia ra gồm 5 phong cách chính thống: thành lũy, cung điện, lâu đài, chùa chiền và nhà ở.
Trong giai đoạn, kiến trúc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và phục vụ Phật giáo. Do đó, văn hóa thủ phủ Thăng Long phản ánh rõ rệt đặc điểm của chùa tháp. Vào năm 1031, đã có 950 chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông.
Vào thời nhà Lý kiến trúc phát triển mạnh mẽ và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm. Các công trình cung điện, lâu đài, thành quách, chùa tháp và đền thờ đều được xây dựng với quy mô lớn.
- Kiến trúc Việt nam đời nhà Trần
Kiến trúc thời nhà Trần với chủ yếu là cung điện, chùa tháp, nhà ở. Một số đền và thành quách với một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc, chùa và tháp Phổ Minh ở Nam Định, chùa Thái Lạc ở Hưng Yên. Tháp Bình Sơn là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng, tuy nhiên ở iện chỉ còn lại 11 tầng. Đây là công trình được xây dựng từ thời Trần và là ngọn tháp đất nung cao nhất còn lại đến ngày nay.
Tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc
Tháp Phổ Minh cao gần 22m gồm có 14 tầng nối tiếp nhau tạo nên một kiến trúc đặc sắc.
- Kiến trúc Việt nam đời nhà Lê
Vào thế kỷ 15, kiến trúc Việt nam đời nhà Lê với 2 loại hình phát triển chính là cung điện và lăng mộ. Các Công trình kiến trúc độc đáo phải kể đến là ngôi đình thờ Đức thánh Dương Tự Minh nằm ở xã Xuân Phương, huyện Phú Bình. Đây là một di tích mang đặc trưng kiến trúc thời Lê với mái đình được làm bằng ngói mũi, bốn góc cong vút ẩn hiện dưới tán cây đa cổ thụ. Gác chuông được xây 3 tầng, đình được dựng lên bởi 48 cột lim, trên mái đình được trang trí theo kiểu “Lưỡng long chầu nguyệt”. Ở trong đình, trên dưới các đầu trụ, các xà ngang, xà dọc đều được trang trí hoa văn, chạm trổ các bộ “Tứ linh” rất khéo léo và công phu.
Ngôi đình thờ Đức thánh Dương Tự Minh nằm ở xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Sang thế kỷ 16 và 17 kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình có những thành tựu mới. Đáng chú ý là chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh với kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng tháp và trang trí tượng. Còn vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là Đình Bảng và chùa Tây Phương
Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh
Kiến trúc Việt nam đời nhà Nguyễn
Bước sang thế kỷ 19, Kinh đô được nhà Nguyễn chuyển vào Huế vì vậy các hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do. Ở phía Bắc (Thăng Long) chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số công trình văn hóa nổi bật như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn.
Tuy nhiên, trung tâm xây dựng kiến trúc mạnh mẽ nhất lúc bấy giờ là Huế bao gồm các loại hình chủ yếu là thành quách, cung điện và lăng tẩm như kiến trúc cung đình Huế, phủ chúa Nguyễn, Thành Huế… Nền văn hóa Việt nam ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà nội.
Kiến trúc cung đình Huế
Có thể nói rằng kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống, những tinh hoa sắc sảo về các mặt công năng mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất và cấu trúc phong cảnh.
- Kiến trúc Việt nam cận và hiện đại
Vào cuối thế kỷ 19, kiến trúc Việt nam chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển theo trào lưu du nhập phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hóa Pháp và nền văn hóa Á Đông. Từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, kiến trúc Việt nam phát triển khá mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới trong đó có những công trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.
Với xu thế hiện đại mới nhấn mạnh phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc bằng những giải pháp công nghệ hiện đại. Trong thời kỳ này với khả năng biểu hiện của các kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực kết cấu thép, kính, bê tông…được tận dụng triệt để tạo ra những bộ mặt kiến trúc hoàn toàn mới mang tính ấn tượng mạnh. Với lối kiến trúc từ cận đến ngày nay tập trung chủ yếu ở những mảng lớn như thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng.
Mỗi dân tộc đều có riêng những cách thể hiện nền văn hóa riêng của mình. Và điều đó thể hiện qua chính kiến trúc. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828