Di sản Hoàng thành Thăng Long là một trong những công trình kiến trúc – văn hóa – lịch sử chứa đựng bí ẩn mà hiện nay ngành khảo cổ học vẫn chưa lý giải hết được. Nó không chỉ là một trong những công trình di sản văn hóa lịch sử của Việt Nam mà còn mang giá trị tầm vóc nhân loại.
1. Bí ẩn di sản Hoàng thành Thăng Long
Theo khám phá khảo cổ học dưới lòng đất của Di sản Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu (năm 2002-2004) và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (năm 2008-2009), tìm thấy một quần thể 53 dấu tích nền móng công trình, 7 móng tường bao, 6 giếng nước. Đây là minh chứng gốc tích xác minh lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long dưới vương triều Lý.
Phát hiện hình thái “Đấu củng” kiến trúc cung đình thời Lý
Viện Nghiên cứu Kinh thành đã từng bước giải mã những bí ẩn di sản Hoàng Thành Thăng Long, phát hiện ra hình thái kiến trúc quan trọng của cung đình thời Lý là “Đấu củng”, từ đó đã phục dựng hình thái kiến trúc 3D công trình cung điện thời Lý và trưng bày dưới hầm nhà Quốc hội 2016. Từ đó thế hệ sau có thể hình dung rõ ràng về độ hoành tráng, xa hoa của công trình kiến trúc cung đình thời xưa.
Công trình di sản kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu
Nền móng kiến trúc cung điện thời Lý vô cùng xa hoa, tráng lệ, trở thành niềm tự hào của di sản văn hóa Việt Nam.
Toàn thể công trình kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long được phục dựng
Hệ thống mái gồm “Đấu” và “củng” tức là bệ và tay nâng đỡ
Hình thái khung giá đỡ “ĐẤU “ và “CỦNG” được phục dựng
Sơ đồ kiến trúc phần mái cung điện Vương triều Lý
Phần mái cung đình phục dựng theo bản vẽ 3D
Cung điện thời Lý được thể hiện trên bản vẽ
Tái hiện hình ảnh rồng giun nằm gọn trong chiếc lá Bồ Đề, minh chứng cho tôn giáo chính ảnh hưởng đến tư tưởng Vương triều Lý là Đạo Phật.
Phục dựng hình thái kiến trúc 3D Vương triều Lý dưới hầm Tòa nhà Quốc hội
Mô hình phục dựng này rất thu hút giới chuyên môn và khách tham quan
Dựa vào những phát hiện 64 công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long đã được nghiên cứu phục dựng, gồm 38 công trình kiến trúc cung điện và hành lang, 26 kiến trúc lục giác, đó là hệ thống tường bao, đường đi và cổng ra vào công trình. Quần thể kiến trúc cung điện, lầu gác được phục dựng bài bản, khoa học, tái hiện một thời kỳ vàng son của vương triều Lý.
Phát hiện di vật mình kiến trúc đất nung tráng men xanh thời Lê Sơ
Ngoài ra, đợt khai quật khảo cổ học năm 2021, đã phát hiện và khám phá ra một di vật mô hình kiến trúc đất nung tráng men xanh nằm trong tầng văn hoá thời Lê sơ (thế kỷ XV – XVI). Hiện trạng của các di vật gần như đã vỡ mất hết tầng đế và tầng trên, phần còn lại may mắn gần đầy đủ một tầng mái.
Phát hiện thêm mô hình kiến trúc đất nung tráng men xanh thời Lê Sơ
Mô hình được làm bằng đất sét mịn màu đỏ tươi, toàn bộ mặt ngoài được phủ men màu xanh đối với bộ mái và màu vàng đối với phần khung gỗ, mặt trong mô hình cũng được tráng men vàng… Đây là lần đầu tiên phát hiện mô hình nhà thời Lê sơ, mô hình kiến trúc đất nung này cho chúng ta tìm hiểu và hiểu thêm về kiến trúc thời Lê Sơ tại kinh thành Thăng Long.
Hiện nay với sự phát triển của Khoa học, công nghệ số thời đại 4.0 việc phát hiện ra những bí ẩn, di tích khảo cổ và phục dựng chúng theo công nghệ 3D – 4D đã trở nên dễ dàng hơn. Đây là dấu ấn quan trọng, giúp thế hệ sau hiểu hơn về lịch sử văn hóa của Việt Nam, sự xa hoa trong kiến trúc văn hóa cung đình của các triều đại Phong kiến của Việt Nam, sự thịnh hay suy của vương triều.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828