Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể bỏ qua Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Văn Miếu vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về kiến trúc xây dựng văn miếu Quốc tử Giám có gì đặc biệt.
Đôi nét ѕơ lược ᴠề Văn Miếu Quốc Tử Giám
Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những công trình có sự hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo, Nho giáo ᴠà mang đậm những triết lý ᴠề Thiên – Địa – Nhân. Yếu tố phong thủу luôn được đề cao với mục đích cân bằng giữa đất trời, con người để có thể phát triển một cách lớn mạnh và trường tồn.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được coi là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta. Với kiểu kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Đông, với triết lý âm dương ngũ hành trong từng thiết kế, dù là những chi tiết nhỏ nhất. Coi trọng cân bằng các yếu tố về Âm dương và Ngũ hành. Tính thẩm mỹ, tính hài hòa và cân đối cao thì bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức của con người. Kiến trúc xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám là công trình luôn khiến người ta trân trọng và bảo tồn. Đây là kiểu kiến trúc thường thấy ở đền chùa, miếu xưa.
Kiến trúc xây dựng Văn Miếu có gì đặc biệt?
Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế và xây dựng trên sự hài hoà về thiên nhiên và con người. Khu chính của quần thể là khu trung tâm. Ở thế tựa sơn hướng thủy. phía trước là hồ nước, phía sau dựa vào núi. Đây là lối kiến trúc phổ biến của Bắc Bộ. Với phía trước nhà hay chùa sẽ có một chiếc ao nhỏ như để hứng lấy ánh sáng tinh túy của trời đất. Với những ngôi chùa thường có thêm hòn non bộ để tạo nên sự hài hoà giữa con người và vũ trụ.
Không gian Văn Miếu xưa được chia thành 5 lớp, và được gắn kết bởi các bức tường gạch có cửa thông. Ngày nay vẫn giữ được những kiến trúc chính từ xa xưa, được chia thành 5 khu. Kiến trúc xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám khu thứ nhất bắt đầu từ cổng chính Văn Miếu Môn đến Khuê Văn Các. Chân cửa có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ thế kỷ XV. Khu thứ hai bắt đầu từ cửa Đại Trung Môn, hai bên có hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Hai khu này có bốn thửa ao vuông và vườn cây, ở giữa là đường thận đạo.
Đến khu thứ ba bắt đầu từ Khuê Văn Các được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Hai bên gác có hai cổng nhỏ là Bỉ Văn và Súc Văn. Ở giữa khu này có hồ Thiên Quang Tỉnh, xung quanh hồ có tường bao. Hai bên hồ là khu vườn bia, đây là nơi ghi danh những người đỗ tiến sĩ từ xa xưa. Hiện nay có 82 tấm bia của 82 khoa thi từ khi bắt đầu mở khoa cử. Có niên đại lớn là bia ghi về khoa thi năm 1442. Và gần nhất là tấm bia ghi danh khoa thi năm 1779.
Qua cửa Đại Thành là đến khu thứ tư của Văn Miếu. Nơi đây có một cái sân gạch trải rộng, hai bên có hai dãy nhà tả vu và hữu vu. Cuối khu thứ tư là nhà Đại Bái và Hậu Cung. Đây là khu có kiến trúc đẹp, hoành tráng và là nơi thờ Khổng Tử và các học trò nổi tiếng của ông. Nơi đây còn một số hiện vật quý như quả chuông đúc năm 1768, bốn nghiên đá có khắc Thái học nghiễn đường, một tấm khánh niên đại thế kỷ XIX và rất nhiều hoành phi, câu đối có giá trị về văn học và triết lý.
Khu thứ năm là đất trường Quốc tử giám từ thời Lê. Đến thời nhà Nguyễn, trường Giám được chuyển vào Huế, nơi đây trở thành điện Khải Thánh, thờ song thân của Khổng Tử.
Kiến trúc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám là một công trình mang dấu ấn lịch sử. Minh chứng cho tinh thần hiếu học và
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828